Bị Nhiễm Vi Khuẩn Hp Có Gây Ngứa Không?
16-12-2019
-0 Bình luận
Vi khuẩn Hp được cho là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về dạ dày và tá tràng như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày,…Có nhiều thắc mắc xung quanh lại vi khuẩn này đó là “Bị Nhiễm Vi Khuẩn Hp Có Gây Ngứa Không?”. Câu trả lời sẽ được giải đáp cụ thể dưới đây.
GIẢI ĐÁP VI KHUẨN HP CÓ GÂY NGỨA
Vi khuẩn Helicobacter pylori hay gọi tắt là vi khuẩn Hp, là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc. Chủ yếu sống trong môi trường dạ dày của cở thể người và bám vào niêm mạc dạ dày hoặc tồn tại ở khoang miệng. Loại vi khuẩn này được tìm thấy năm 1082 bởi 2 bác sĩ người Úc là Bary Marshall và Robin Warren. Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng cũng như tác nhân chính thúc đầy bệnh ung thư dạ dày phát triển.
Vi khuẩn Hp không những có khả năng dẫn đến ung thư dạ dày mà còn có tính lây nhiễm khá phổ biến. Nhiều người vẫn có quan niệm vi khuẩn Hp như một số loại vi khuẩn khác trên bề mặt da, gây dị ứng và ngứa ngáy. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết vi khuẩn Hp không có tác động da liễu gì cả, tức là không gây ngứa ngáy.
Cho tới thời điểm hiện tại, việc 1 người bị nhiễm khuẩn Hp thì không có mối liên hệ đến các triệu chứng ngứa trên cơ thể. Song trong một số trường hợp rất ít ghi nhận rằng khi nhiễm khuẩn Hp thì tùy cơ địa mà người ta có thể dể dàng mẩn cảm hơn bình thường, nghĩa là dễ dẫn đến việc mắc những bệnh gây ra như mẩn ngứa, mề đay.
Chính vì thế, bạn không nên quá băn khoăn vi khuẩn Hp có gây ngứa không vì các triệu chứng ngứa do nhiễm khuẩn vi khuẩn này là rất ít và gần nhưng là không.
CÁCH NHẬN BIẾT SỰ XÂM NHẬP CỦA VI KHUẨN HP
Chính vì vi khuẩn Hp khi xâm nhập vào cơ thể không gây ra ngứa ngáy nên việc nhận biết cũng trở nên khó khăn hơn. Các chuyên gia đưa ra một vài dấu hiệu căn bản, nhưng bạn phải thật sự để ý và chịu khó lắng nghe “hơi thở” của cơ thể thì mới có thể phát hiện ra bệnh:
► Đối với người lớn:
- Đau bụng ở vùng thượng vị, các cơn đau có tính âm ỉ, kéo dài và gây bất tiện cho đời sống sinh hoạt của người bệnh.
- Đôi khi những cơn đau bụng còn khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, nóng rát.
- Ợ nhiều lần và thường xuyên có cảm giác buồn nôn.
- Khi mắc vi khuẩn Hp người bệnh gần như mất cảm giác thèm ăn.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Thường xuyên mệt mỏi do cơ thể người bệnh bị giảm chất sắt.
► Đối với trẻ em
- Thường xuyên mắc các bệnh về dạ dày như rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng,…
- Trẻ em thường có cảm giác đau vùng bụng trên, đau quanh rốn, đau ở khu vực giữa xương ức và rốn,…
- Thường xuyên ợ chua, một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể nôn hoặc đi vệ sinh ra máu.
- Một số trường hợp khác chỉ căng thẳng, mệt mỏi, bỏ ăn, mấy sức mà không có những biểu hiện đi kèm.
Như vậy, thông thường trẻ em ít có khả năng nhiễm khuẩn Hp hơn người trưởng thành nhưng lại không biểu hiện cụ thể như người lớn. Nên việc phát hiện 1 đứa trẻ nhiễm khuẩn Hp khó hơn nhiều so với người trưởng thành. Các bậc phụ huynh cần để ý, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ nhỏ để phát hiện kịp thời nhằm hạn chế những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
NHỮNG LỜI KHUYÊN CHO NHỮNG NGƯỜI DƯƠNG TÍNH VỚI VI KHUẨN HP DẠ DÀY
Theo các bác sĩ chuyên khoa, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, qua đường ăn uống, đường phân – miệng, do đó xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý góp phần to lớn trong việc hạn chế sự phát triển lây lan và góp phần vào việc thúc đẩy hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh lý:
→ Cần phải chú ý ăn chín, uống sôi hạn chế ăn vỉa hè, hàng quán, thực hiện nấu ăn tại nhà để đảm bảo vệ sinh, hạn chế lây nhiễm vi khuẩn hp
→ Ăn uống khoa học, đúng giờ, tránh ăn quá khuya hoặc bỏ bữa
→ Hạn chế các đồ ăn mặn, muối dưa, muối cà, các thực phẩm đóng hộp, có sẵn, đồ nướng, đồ cay nóng
→ Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá mức, tránh căng thẳng stress, ngủ sớm, thư giản
-Khi người bình thường có những dấu hiệu nhiễm khuẩn Hp phải đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Đối với những người đang trị liệu bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà sử dụng, điều này sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là một số giải đáp thắc mắc xung quanh câu hỏi nhiễm khuẩn Hp có gây ngứa không? Và một số lời khuyên hữu ích cho bạn. Bạn còn thắc mắc hoặc cần được thăm khám chính xác có thể đến với Phòng Khám Chuẩn Đoán Hình Ảnh - Chợ Rẫy M&C tại số 3 Tăng Bạt Hổ, P. 12, Q. 5, TP. HCM hoặc NHẤP VÀO KHUNG bên dưới để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp ngay.