Giãn phế quả là một bệnh hay thường gặp ở những người đã từng mắc các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh lý khác. Vậy giãn phế nang là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao?
Giãn phế quản là một bệnh hay thường gặp ở những người đã từng mắc các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh lý khác. Vậy giãn phế nang là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao?
Giãn phế quản là tình trạng mà các ống phế quản nằm trong phổi bị tổn thương vĩnh viễn và lớn ra một cách bất thường. Những đường dẫn khí bị tổn thương làm cho vi khuẩn và chất nhầy có cơ hội tuyệt vời để ứ lại trong phổi. Cuối cùng, khi các vi khuẩn và chất nhầy đi khắp các hệ phòng thủ của phổi, thì tình trạng nhiễm trùng và tắc nghẽn trong đường thở sẽ xảy ra.
Hầu hết các bệnh nhân giãn phế quản có triệu chứng lâm sàng điển hình như ho, khạc đờm mủ kéo dài, tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân xuất hiện giãn phế quản không hề có triệu chứng hoặc có triệu chứng giống hen phế quản,… bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến tim, phổi, gan, thận nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
Khạc đờm: Là dấu hiệu gợi ý chẩn đoán, những bệnh nahan điển hình có thể thấy khạc ra rất nhiều đờm, mỗi ngày có thể khạc tới 500ml thậm chí có trường hợp khạc đến 1 lít đờm mủ.
Đờm có mùi hôi, thối, màu xanh, vàng hoặc đục nhu mủ
Ho ra máu: ho, khạc ra máu lẫn đờm. lượng máu có thể ít (dưới 50ml) hoặc nhiều hơn (trên 200ml). Có trường hợp máu có thể ộc ra, gây tắc nghẽn đường thở, làm bệnh nhân khó thỏe dữ dội và có thể tử vong
Khó thở: Đây cũng là biểu hiện khá thường gặp, một số bệnh nhân có thể khó thở với tiếng cò cử, dể nhầm lẫn với bệnh hen phế quản
Đau ngực: Là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phổi ở vùng giãn phế quản. Tuy nhiên, một số bệnh nhân giãn phế quản được chẩn đoán ở giai đoạn suy hô hấp mạn. Viêm phế quản, phổi cấp tái phát nhiều lần với triệu chứng số từ 38-40 độ C
Các triệu chứng có thể nặng lên theo thời gian. Người bệnh có thể ho ra máu hoặc đờm lẫn máu, cơ thể mệt mỏi. Trẻ em có thể giảm cân hoặc chậm lớn.
Giãn phế quản nặng có thể gây ra một số biến chứng nặng như suy hô hấp, xẹp phổi, suy tim
– Suy hô hấp là tình trạng phổi không cung cấp đủ oxy cho hệ tuần hoàn. Suy hô hấp dẫn đến tình trạng thở gấp, thở ngắn, khó thở, tím tái da, môi, buồn ngủ, ảo giác
– Xẹp phổi là tình trạng một hoặc nhiều phần của phổi bị xẹp và không hoạt động bình thường. Kết quả là bệnh nhân thở gấp, nhịp tim nhịp thở tăng nhanh, da và môi tím tái
– Giãn phế quản xảy ra ở nhiều khu vực của phổi gây ra suy tim
Các tổn thương trên thành phế quản thường là nguyên nhân dẫn đến giãn phế quản. Một số bệnh nhiễm trùng phổi có thể gây ra các tổn thương như:
– Viêm phổi nặng
– Ho gà hoặc sởi
– Lao
– Nhiễm nấm tại phổi
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi dẫn đến giãn phế quản như:
– Bệnh xơ nạng: Bệnh này là nguyên nhân của khoảng 50% trường hợp mắc bệnh giãn phế quản ở Mỹ
– Bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS
– Phản ứng dị ứng với một loại nấm tên là aspergillus
– Các rối loạn liên quan đến vận động của nhung mao trong lòng phế quản
– Hội chứng hít sặc, xảy ra khi bệnh nhân hít thức ăn, chất lỏng, nước bọt hoặc thức ăn trong dạ dày trào vào trong phổi. Hít sặc làm viêm đường thở, từ đó dẫn đến giãn phế quản
– Các bệnh ở mô liên kết như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn,…
– Một số nguyên nhân khác, như tắc do các khối u lành tính, dị vật lọt vào phế quản cũng có thể dẫn đến giãn phế quản
Bác sĩ nghi ngờ một người mắc giãn phế quản khi người đó ho thường xuyên, có đờm nhiều. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân, đánh giá được mức độ tổn thương phể quản như:
• Chụp CT lồng ngực: Đây là kỹ thuật thường được sử dụng nhất để chẩn đoán giãn phế quản. Kỹ thuật này cung cấp hình ảnh chính xác của hệ thống đường dẫn khí và những tổ chức khác trong lồng ngực.
• Chụp X – Quang: Cung cấp hình ảnh những bất thường của phổi và phế quản
• Xét nghiệm máu: Xác định liệu giãn phế quản có liên quan đến bệnh lý miễn dịch không, xác định các tác nhân gây nhiễm trùng
• Cấy đờm: Để xác định chính xác nếu có nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm
• Kiểm tra tình trạng xác định nấm aspergilus phế quản – phổi dị ứng bằng phương pháp xét nghiệm máu hoặc lấy da
• Xét nghiệm chức năng hô hấp: Xét nghiệm tình trạng hoạt động của phổi, giúp xác định rõ mức độ tổn thương phổi
Chụp X-quang có thể chẩn đoán bệnh giãn phế nang
Trong trường hợp giãn phế quản không đáp ứng với điều trị, các sĩ có thể thực hiện nội soi phế quản. Một đường ống mềm có đèn và camera được đưa vào mũi hoặc miệng của bệnh nahan. Kỹ thuật này giúp phát hiện ra tình trạng tắc đường thở, các khu vực chảy máu hoặc tổn thương.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh giãn phế quản bạn có thể đến với phòng khám Chẩn Đoán Hình Ảnh – Việt Úc tại số 3 Tăng Bạt Hổ, P. 12, Q. 5, TP. HCM đây là địa chỉ chuyên khoa về hô hấp, phổi, với sự có mặt trực tiếp của các bác sĩ đến từ bệnh viện Chợ Rẫy, Đại Học Y Dược với nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với kết quả chẩn đoán và chi phí.
Trên đây là những thông tin về bệnh giãn phế quản, mọi thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch hẹn khám, vui long gọi tới số Hotline: 0287 104 0303 hoặc NHẤP VÀO KHUNG CHAT bên dưới ngay.
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Địa chỉ:Số 3, Tăng Bạt Hổ, P12, Q5, TP.HCM
Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của: