Có nhiều nguyên nhân gây ra giãn phế quản. Tuy nhiên, do không có kiến thức về căn bệnh này nên nhiều người đã chủ quan hoặc điều trị sai phương pháp. Hậu quả của bệnh giãn phế quản gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, công việc, học tập, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây giãn phế quản là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Có nhiều nguyên nhân gây ra giãn phế quản. Tuy nhiên, do không có kiến thức về căn bệnh này nên nhiều người đã chủ quan hoặc điều trị sai phương pháp. Hậu quả của bệnh giãn phế quản gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, công việc, học tập, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây giãn phế quản là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Bệnh giãn phế quản là tình trạng mà các ống phế quản nằm trong phổi bị tổn thương lớn ra một cách bất thường. Những đường dẫn khí bị tổn thương làm cho vi khuẩn và chất nhầy có cơ hội để ứ lại trong phổi. Cuối cùng, khi các vi khuẩn và chất nhầy đã đi khắp hệ thống phòng thủ của phổi, tình trạng nhiễm trùng và tắc nghẽn trong đường thở sẽ xảy ra.
Giãn phế quản nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ đe dọa đến tính mạng
Giãn phế quản do mắc phải các bệnh khác nhau
• Viêm đường hô hấp kéo dài: Giãn phế quản là hậu quả của các bệnh như viêm xoang, viêm tai, viêm mũi, viêm vùng răng miệng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, một số bệnh nghề nghiệp khác,…. Các bệnh này thường gây nhiễm trùng ở các phế quản kéo dài và tái phát nhiều lần dẫn đến tổn thương các sợi cơ, sợi chun và sụn phế quản. Đồng thời, các chất xuất tiết ùn tắc lại trong phế quản và gây ra phản xạ ho từ đó dẫn đến áp lực trong phế quả kéo dài và gây ra giãn phế quản
• Lao phổi: Trong điều trị bệnh lao phổi sau khi lành sẽ gây ra các xơ sẹo, sau đó chứng sẽ phát triển, gây biến dạng và chít hẹp phế quản, dẫn tới các tổn thương cấu trúc thành phế quản, cùng kết hợp với phản xạ ho gây tăng áp lực kéo dài sẽ làm phế quản bị giãn ra. Tùy từng thể lao mà khả năng gây giãn phế quản sẽ khác nhau.
• Các bệnh viêm nhiễm virus ở phổi và phế quản, gây ho nhiều, đồng thời làm tăng áp lực trong lòng phế quản kéo dài. Lúc đầu, giãn phế quản chỉ là tạm thời nhưng nếu không được điều trị tốt thì tổn thương sẽ trở thành không hồi phục và dẫn tới bệnh giãn phế quản
• Các tổn thương gây hẹp phế quản: Các bệnh lý gây hẹp phế quản bao gồm polyp phế quản, dị vật phế quản, các bệnh lý hạch ở rốn phổi như lao hạch, Hodgkin, Lymphosacom,… Khi các phế quản bị hẹ sẽ gây ứng đọng trong lòng phế quản và làm cho phế quản bị viêm nhiễm, xuất tiết kéo dài dẫn tới tổn thương cấu trúc thành phế quản. Đồng thời sự chít hẹp này cũng gây tăng áp trong lòng phế quản và dẫn tới giãn phế quản
• Giãn phế quản do hóa chất: Những trường hợp này thường gặp ở những người làm việc lâu ngày với các hóa chất bay hơi. Khi hít phải các hóa chất này vào đường hô hấp chúng sẽ gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản đồng thời gây ra phản xạ ho và tăng áp trong lòng phế quản. Nếu hít phải hóa chất trong một thời gian dài sẽ dẫn tới giãn phế quản
Giãn phế quản do bẩm sinh
• Giãn phế quản bẩm sinh thường là loại giãn phế quản hình túi và có những tổn thương bẩm sinh khác kèm theo.
• Hội chứng Kartagener: Bao gồm các bệnh phổi hợp với nhau đó là giãn phế quản lan tỏa + polyp mũi + viêm xoang + đảo lộn phủ tạng. Đây được xem là một phân nhóm của hội chứng rối loạn vận động nhung mao, rối loạn thanh thải chất nhầy do đó dẫn đến nhiễm khuẩn phế quản tái diễn và giãn phể quản
• Ngoài ra, còn có hội chứng Mounier-Kuhn, hội chứng Williams-Campbell, hội chứng móng tay vàng cũng gây ra bệnh giãn phế quản bẩm sinh
Những tổn thương ở phế quản dẫn đến giãn phế quản thường bắt đầu ở lứa tuổi trẻ em. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ xuất hiện nhiều năm khi người bệnh bắt đầu có những tình trạng nhiễm trùng phổi tái đi tái lại.
Những triệu chứng điển hình của giãn phế quản là:
→ Ho thường xuyên trong nhiều tháng hoặc nhiều năm
→ Nhiều đờm
→ Thở ngắn và có tiếng rít
→ Đau ngực
→ Da dưới móng chân và móng tay dày lên
→ Các triệu chứng nặng lên theo thời gian. Người bệnh có thể ho ra máu hoặc đờm lẫn máu, cơ thể mệt mỏi. Trẻ em có thể giản cân hoặc chậm lớn.
Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán giãn phế quản bao gồm:
• Nghe phổi để kiểm tra xem có bất kỳ âm thanh bất thường nào hoặc dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở
• Xét nghiệm máu để xác định nhiễm trùng
• Xét nghiệm đờm để kiểm tra xem có virus hoặc vi khuẩn không
• Chụp X-quang hay chụp CT để có hình ảnh của phổi
• Xét nghiệm chức năng phổi để xem không khí vào phổi hoạt động có tốt không
• Xét nghiệm Mantoux để tìm bệnh lao
• Nồng độ Precipitins aspergillus và IgE toàn phần trong huyết thanh để chẩn đoán ABPA
• Xét nghiệm sàng lọc tự miễn
Chụp X-quang để chẩn đoán giãn phế quản
Bạn lo lắng về địa chỉ chẩn đoán bệnh giãn phế quản, có thể an tâm đến với phòng khám Đa Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh – Việt Úc tại số 3 Tăng Bạt Hổ, P. 12, Q. 5, TP. HCM đây là địa chỉ chuyên khoa về hô hấp, phổi, với sự hợp tác trực tiếp của các bác sĩ đến từ bệnh viện Chợ Rẫy, sẽ trực tiếp khám và chẩn đoán bệnh cho từ bệnh nhân.
► Biện pháp quan trọng nhất là ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng phổi và các tổn thương phổi có thể gây ra giãn phế quản
► Ở độ tuổi trẻ em, nên thực hiện tiêm phòng sởi và ho gà để giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm các biến chứng liên quan, trong đó có giãn phế quản
► Tránh hít các hóa chất độc hại, khí gas, thuốc lá để bảo vệ phổi
► Điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng phổi ở trẻ em giúp bảo tồn chức năng phổi và giảm nguy cơ phát triển thành giãn phế quản mạn tính
► Tránh hít sặc hoặc tránh để dị vật lọt vào đường thở
Trên đây là thông tin về triệu chứng nhận biết bệnh giãn phế quản, mọi thông tin thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại phòng khám Chẩn Đoán Hình Ảnh – Việt Úc vui lòng gọi tới số Hotline: 0287 102 0303 hoặc NHẤP VÀO KHUNG CHAT bên dưới ngay.
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Địa chỉ:Số 3, Tăng Bạt Hổ, P12, Q5, TP.HCM
Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của: