Triệu Chứng Nhận Biết Suy Hô Hấp Cấp

Triệu Chứng Nhận Biết Suy Hô Hấp Cấp

Liên hệ
Thông tin sản phẩm/dịch vụ
  • Tình trạng sản phẩm/dịch vụ:
  • Mã số sản phẩm:
  • Thương hiệu :

Suy hô hấp cấp là bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh về hô hấp. Đặc biệt, trong bối cảnh, các loại dịch bệnh, môi trường sống, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay. Việc nhận biết sớm các triệu chứng suy hô hấp cấp là việc làm cần thiết và cấp bách.

      Suy hô hấp cấp là bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh về hô hấp. Đặc biệt, trong bối cảnh, các loại dịch bệnh, môi trường sống, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay. Việc nhận biết sớm các triệu chứng suy hô hấp cấp là việc làm cần thiết và cấp bách.

SUY HÔ HẤP CẤP LÀ GÌ?

    Suy hô hấp cấp là tình trạng khó thở và trải nghiệm tâm lý liên quan đến khó thở, ngay cả khi không có vấn đề cơ bản thực thể gây ra suy hô hấp. Lúc này, tình trạng phổi đột nhiên không đảm bảo chức năng trao đổi khí gây ra thiếu oxy máu, kèm theo hoặc không kèm theo tăng CO2 máu.

    Thiếu oxy máu đơn thuần không có nghĩa là nhẹ hơn thiếu oxy máu có kèm theo tăng CO2 máu, có khi lại nặng hơn như trong hội chứng uy hô hấp cấp ở người lớn

Phân loại:

Suy hô hấp cấp là một cấp cứu thường gặp nhất, cần phải can thiệp ngay. Trong thực tế, có thể phân chia suy hô hấp cấp ra làm 2 loại:

- Loại nặng: Can thiệp bằng thuốc là chủ yếu, có thể giải quyết được bằng thuốc hoặc một số thủ thuật không đáng kể

- Loại nguy kịch: Phải can thiệp ngay bằng các thủ thuật sau đó mới dùng thuốc hoặc phải sử dụng song song (đặt nội khí quản, bóp bóng, thở máy,…)

NGUYÊN NHÂN GÂY RA SUY HÔ HẤP CẤP

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy hô hấp cấp bao gồm:

+ Nguyên nhân tại phổi: Nhiễm trùng phế quản – phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi, hen phế quản, tắc nghẽn phế quản cấp,…

+ Nguyên nhân ngoài phổi: Tắc nghẽn thanh – khí quản, tràn dịch màng phổi, chấn thương lồng ngực, tổn thương lồng ngực, tổn thương cơ hô hấp cấp, tổn thương thần kinh trung ương

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT SUY HÔ HẤP CẤP

Các triệu chứng của suy hô hấp thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau tổn thương hoặc chấn thương.

Các triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh suy hô hấp cấp:

 Thở nhanh, khó thở và nặng nhọc: Thiếu oxy máu kèm theo tăng hay không tăng PaCO2 cũng đều gây khó thở.

 Cơ bắp mệt mỏi và suy nhược toàn thân

 Huyết áp thấp

 Da hoặc móng tay bị đổi màu

 Ho khan, không có đờm

 Sốt

 Xanh tím: Ở môi và đầu chi ngón. Khi Hb khử trên 5g/100ml, SaO2 dưới 85g/l. Các đầu chi vẫn nóng, khác với shock. Không có xanh tím nếu thiếu máu. Không có xanh tím mà đỏ tía, vã mồ hôi nếu tăng PaCO2 nhiều như đợt cấp của viêm phế quản

 Nhức đầu

 Rối loạn nhịp tim. Nhịp thường nhanh xoang hay cơn nhịp nhanh. Rung thất thường là biểu hiện cuối cùng, Huyết áp tăng hoặc hạ, ngừng tim do thiếu oxy nặng hoặc tăng PaCO2 quá mức cần cấp cứu ngay.

 Rối loạn tâm thần: giãy dụa, lẫn lộn, mất phản xa gân xương

3 mức độ suy hô hấp:

- Suy hô hấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, là mức độ nhẹ nhất, người bệnh cảm thấy khó thở khi làm việc quá sức

- Suy hô hấp cấp độ 2: Triệu chứng lâm sàng là tình trạng khó thở diễn ra thường xuyên, môi, đầu ngón tay, ngón chân bị tím tái

- Suy hô hấp cấp độ 3: Đây là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh cũng như dấu hiệu ở giai đoạn 2 tuy nhiên các triệu chứng đã ở mức độ nặng hơn, tình trạng khó thở xảy ra liên tục, toàn thân tím tái, rối loạn nhịp thở

BIẾN CHỨNG SUY HÔ HẤP

Theo thống kê từ Bộ Y Tế, tỷ lệ tử vong do suy hô hấp giảm oxy máu từ 40-60%, tăng CO2 trong máu là 10-25%. Các biến chứng nguy hiểm của suy hô hấp phải kể đến:

- Biến chứng tại phổi: Xơ phổi, nhồi máu phổi, nhiễm trùng phổi, tràn khí và tràn màng dịch phổi

- Biến chứng tại thận: Suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, rối loạn nước điện giải

- Biến chứng tim mạch: Viêm màng tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim

- Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, liệt ruột,…

- Gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tiểu và tăng nguy cơ tử vong do suy hô hấp

KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ

Chẩn đoán và điều trị sớm suy hô hấp có thể ngăn chặn tình trạng suy hô hấp xấu đi và ngăn ngừa tình trạng sức khỏe khác, vì vậy bạn hãy trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chữa trị theo đúng phác đồ.

ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP BẰNG CÁCH NÀO?

Sau khi quan thăm khám xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể:

 Dẫn lưu màng phổi:

Dẫn lưu màng phổi có chỉ định trong các hội chứng như tràn khí màng phổi, trán khí trung thất và trong tràn máu, tràn dịch màng phổi.

 Khai thông đường dẫn khí

Khai thông đường dẫn khí là việc đầu tiên phải làm, phải xem xét không những cho các bệnh nhân có suy hô hấp cấp mà cho tất cả các bệnh nhân cấp cứu ngay từ giây phút đầu tiên tiếp xúc, tùy theo nguyên nhân và mức độ, có thể áp dụng cho các thủ thuật sau:

- Móc miệng, họng, mũi và lau hút sạch thức ăn, đất, cát, bùn, máu,…

- Nâng hàm, đặt canuyn Mayo để nâng lưỡi, đặt đầu thật ngửa ra đằng sau hoặc kéo lưỡi ra ngoài khi lưỡi bị tụt – điển hình trong các chấn thương hàm mặt.

- Luồn dây polyten qua màng giáp nhãn. Với những bệnh nhân bị tắc đờm dãi nhiều mà hút không kịp và không hết, có thể luồn một dây polyten qua màng giáp nhẫn vào khí quản vào đưa sâu xuống carena để kích thích ho tống đờm rãi ra ngoài và qua đó bơm thuốc long đờm, kháng sinh vào đường hô hấp.

- Hút đờm dãi, máu mủ trong khí – phế quản

- Đặt nội khí quản, mở khí quản là các thủ thuật cơ bản nhất để khai thông đường dẫn khí

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp

Mở khí quản

Mở khí quản được chỉ định khí

Có trở ngại ở đường hô hấp trên mà các phương pháp trên không giải quyết được

+ Bệnh nhân phải thở máy dài ngày

+ Khi cần giảm khoảng chết để tăng thông khí phế nang

Đặt nội khí quản

Đặt nội khí quản có chỉ định giống mở khí quản. Có 2 phương pháp đặt nội khí quản: qua miệng và qua mũi

Để chẩn đoán chính xác và điều trị suy hô hấp hiệu quả bạn có thể đến với Phòng khám Đa Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Việt Úc tại số 3 Tăng Bạt Hổ, P. 12, Q. 5, TP. HCM với sự có mặt của các bác sĩ đến từ bệnh viện Chợ Rẫy. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch hẹn khám nhận mã số khám ưu tiên vui lòng gọi tới số Hotline: 0287 102 0303 hoặc NHẤP VÀO KHUNG CHAT bên dưới ngay.

GÓI KHÁM

Nhận Biết Xơ Nang Ở Trẻ Em Để Hạn Chế Biến Chứng(CAM)

Nhận Biết Xơ Nang Ở Trẻ Em Để Hạn Chế Biến Chứng(CAM)

Liên hệ
Những Thông Tin Về Bệnh Xơ Nang Phổi(CAM)

Những Thông Tin Về Bệnh Xơ Nang Phổi(CAM)

Liên hệ
Tìm Hiểu Về Bệnh Bụi Phổi Silic(CAM)

Tìm Hiểu Về Bệnh Bụi Phổi Silic(CAM)

Liên hệ

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
Tư vấn Đặt hẹn nhanh